Sưu tập và mô phỏng Đồ gốm Nhữ

Chậu thủy tiên với đáy đề bài thơ của Càn Long. Bảo tàng Cố cung Quốc gia, Đài Bắc.

Các hiện vật gốm Nhữ dường như rất hiếm ngay cả trong thời gian chúng được sản xuất, và đã giữ nguyên như vậy, như nhiều học giả Trung Hoa đã viết. Hoàng đế Càn Long (1736-1795), một nhà sưu tập đam mê, chắc hẳn đã từng sở hữu ít nhất một nửa số hiện vật còn sót lại, đã mô tả chúng trong một bài thơ là "như sao buổi sớm" (椀則晨星見一二, oản tắc thần tinh kiến nhất nhị). Khi lùi xa theo thời gian thì danh tiếng của chúng gần như trở thành huyền thoại, mặc dù nhiều học giả ca ngợi chúng có thể chưa bao giờ từng được nhìn thoáng qua những hiện vật này.[3][7][32]

Tuy nhiên, sau đồ gốm Quan thì dường như không có nỗ lực mô phỏng chúng ở Trung Quốc cho đến thế kỷ 18, khi dưới thời Hoàng đế Ung Chính (1723–1735), chúng đã được sao chép trong đồ gốm ngự dụng Cảnh Đức Trấn, với các hiện vật từ bộ sưu tập hoàng cung được gửi đến Cảnh Đức Trấn để sao chép. Chúng được gọi là đồ gốm "kiểu Nhữ". Hoàng đế Càn Long đã đề thơ trên một vài hiện vật. Càn Long cũng từng ra lệnh cho quan giám sát sản xuất gốm sứ (đốc đào quan) là Đường Anh (唐英, 1682-1756) dựa theo phương thức sản xuất của gốm Nhữ để mô phỏng chúng.[33]

Mô phỏng trong đồ gốm Cao Ly bắt đầu không lâu sau khi đồ gốm Nhữ được sản xuất, với các hiện vật của gốm Cao Ly trong một thời gian dài thường bị nhầm lẫn với các hiện vật gốc của Trung Quốc.[6][34]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Nhữ http://www.alaintruong.com/archives/2015/08/09/324... http://wp.ocs-london.com/wp-content/uploads/2015/1... http://www.sothebys.com/en/auctions/2012/ru-hk0367... http://www.sothebys.com/en/news-video/videos/2017/... http://www.theartnewspaper.com/news/rare-ru-bowl-d... http://english.chnmus.net/Collections/2011-07/06/c... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...